Cao huyết áp có nên truyền dịch không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

5/5 - (1 bình chọn)
Tác Giả Trần Hạ Vy

Tác giả

Trần Hạ Vy

15:31 02-05-2025

Ds Hoàng Thị Lan

Tham vấn y khoa

Dược sĩ Hoàng Thị Lan

Một số người có bệnh nền tăng huyết áp từ lâu, không may gặp một số vấn đề sức khỏe, khiến cho cơ thể bị mất nước nhiều như tiêu chảy, bỏng hay rối loạn điện giải,… băn khoăn không biết liệu cao huyết áp có nên truyền dịch không? Cùng SUNWIN tìm hiểu chủ đề này thông qua bài viết dưới đây.

Thông tin về bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp hay cao huyết áp là tình trạng gia tăng áp lực của máu lên thành động mạch. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng và các dấu hiệu thì trùng lặp với các bệnh khác.

Người bệnh được chẩn đoán là tăng huyết áp (theo phân loại của VNHA 2022), khi chỉ số huyết áp tâm thu trên 140 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương trên 90 mmHg.

Chỉ số huyết áp được xác định là tiền tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 130 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 85 – 89 mmHg. Người bệnh khi được chẩn đoán tiền tăng huyết áp sẽ được khuyến khích thay đổi lối sống, trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc.

Nhiều người khi có chỉ số huyết áp cao, không biết được là liệu cao huyết áp có nên truyền dịch không?

Cao huyết áp có truyền dịch được không?

Trong cơ thể của mỗi chúng ta đều có các chỉ số nồng độ trung bình trong máu. Ví dụ như lượng đường, protein, ure, các chất điện giải,… nếu các chỉ số này quá cao hoặc quá thấp so với ngưỡng bình thường, thì cần có giải pháp để cân bằng trở lại, nhằm phòng tránh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Để trả lời cho câu hỏi “cao huyết áp có nên truyền dịch không?” thì đáp án là tùy vào hoàn cảnh và các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân, mà bác sĩ sẽ chỉ định cho truyền dịch hay là không, truyền cái gì và với tốc độ ra sao.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ vẫn chỉ định cho bệnh nhân truyền dịch, mặc dù chưa có kết quả xét nghiệm. Đó là khi bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng của mất nước, mất máu nhiều, bị ngộ độc, trước và sau khi phẫu thuật,…

Cao huyết áp có nên truyền dịch không
Giải đáp thắc mắc “cao huyết áp có truyền dịch được không?”

Một số lưu ý giúp kiểm soát tốt chỉ số huyết áp

Vậy là bạn đã biết được cao huyết áp có nên truyền dịch không?. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có những đánh giá chuyên sâu, cân nhắc giữa mặt lợi và hại để xem xét có cần thiết chỉ định truyền dịch cho bệnh nhân hay không.

Để kiểm soát chỉ số huyết áp hiệu quả, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống cho khoa học, sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời tích cực thể dục thể thao mỗi ngày. Dưới đây là các lưu ý, giúp bạn kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, phòng tránh được các biến chứng của bệnh tăng huyết áp:

  • Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút, trong ít nhất 5 ngày trong tuần. Khuyến khích chơi các môn thể thao như cầu lông, đi bộ, đạp xe đạp. Bệnh nhân cũng cần ghi nhớ bổ sung đủ nước và chất điện giải trong và sau khi vận động.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, bằng việc tìm hiểu xây dựng chế độ ăn DASH cho người cao huyết áp.
  • Giảm gia vị muối trong chế biến các món ăn hằng ngày. Muối chứa nhiều nguyên tố natri, khi vào cơ thể sẽ tăng giữ nước và có thể gây rối loạn điện giải. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh chỉ nên dùng tối đa 1,5 gam muối ăn mỗi ngày.
  • Bổ sung thêm kali qua thực phẩm bao gồm: Chuối, lê, mận, cam, khoai tây, rau lá xanh và bơ. Ion kali trong cơ thể giúp giảm hấp thu muối cũng như tăng đào thải natri qua nước tiểu. Tuy nhiên, liều lượng bổ sung kali nên ở mức vừa phải để tránh dư thừa kali có thể gây ra suy thận.
  • Ăn thêm các bữa ăn phụ bằng hoa quả, rau củ, sữa và các chế phẩm từ sữa ít béo.
  • Hạn chế dùng các đồ uống có cồn và tránh xa khói thuốc lá.
  • Ngủ đủ giấc và có những giấc ngủ chất lượng giúp giảm chỉ số huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Kiểm soát mức độ căng thẳng, giải tỏa stress giúp tránh được tình trạng huyết áp không ổn định. Một số phương pháp giảm căng thẳng được khuyến khích như đọc sách, nghe nhạc, tập thiền, trò chuyện với người bạn tin tưởng hay đi dạo.
  • Chuẩn bị một máy đo huyết áp ngay tại nhà, thường xuyên kiểm tra và ghi lại các chỉ số huyết áp.
  • Tuân thủ việc dùng thuốc trị tăng huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều. Không sử dụng thêm các thực phẩm chức năng hay thuốc nào khác mà không có sự tư vấn của nhân viên y tế.
  • Thăm khám sức khỏe thường xuyên để nắm bắt tình trạng bệnh và kịp thời có phương án xử trí.
Một số lưu ý giúp kiểm soát tốt chỉ số huyết áp
Người bệnh nên kiểm tra và theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên

Vậy là bài viết đã giải đáp được thắc mắc “cao huyết áp có nên truyền dịch không?”. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây tử vong sớm trên toàn cầu, và bệnh có xu hướng đang dần trẻ hóa. Việc thăm khám và phát hiện kịp thời giúp phòng ngừa các biến chứng xấu của bệnh. Điều quan trọng là người bệnh cần xây dựng cho mình một lối sống sinh hoạt khoa học và điều độ, tuân thủ sử dụng thuốc và ghi nhớ những lưu ý trong bài viết trên giúp kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

*Bài viết chủ đề “Cao huyết áp có nên truyền dịch không” được dẫn nguồn từ Nhà Thuốc Long Châu. Link: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-cao-huyet-ap-co-truyen-dich-duoc-khong.html

TIN LIÊN QUAN

Huyết áp tăng về đêm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Huyết áp tăng về đêm đã được công nhận là một yếu tố nguy cơ [...]

Phương pháp chẩn đoán tăng huyết áp hiên đại và an toàn

Huyết áp cao, hay tăng huyết áp, là một tình trạng bệnh lý phổ biến [...]

Tăng huyết áp có nguy hiểm không? [CHUYÊN GIA TRẢ LỜI]

Huyết áp chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến [...]

Bấm huyệt hạ huyết áp là như thế nào? Các huyệt nào hỗ trợ?

Bấm huyệt hạ huyết áp là một phương pháp trong Y học cổ truyền được [...]

Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Huyết áp theo từng độ tuổi

Huyết áp bình thường ở từng độ tuổi có sự chênh lệch nhất định do [...]

Nhổ răng cho người cao huyết áp có được không? [TRẢ LỜI]

Bệnh nhân cao huyết áp luôn được quan tâm đặc biệt trong các trường hợp [...]